Contents
Hiện nay, Quy định về bình cứu hỏa trên xe ô tô của Bộ GTVT thì tất cả các xe ô tô phải được trang bị bình cứu hỏa, nếu trường hợp nào không trang bị sẽ bị phạt từ 300.000 – 5.000.000 VNĐ. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông cho bản thân và những người xung quanh thì việc chọn và bố trí bình chữa cháy đúng cách là rất cần thiết.
Quy định mới về bình cứu hỏa trên ô tô:
Theo Thông tư 57/2015/TT-BCA hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tại Khoản 1 Điều 4. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thuộc đối tượng trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy:

Có mấy loại bình chữa cháy hiện nay trên thị trường?
Bình cứu hỏa hiện nay có 2 loại phổ biển nhất là loại bình dạng bột và loại bình khí CO2.
Đối với loại bình cứu hỏa dạng khí CO2:
Khi sử dụng bạn nên cầm loa phun hướng vào gốc lửa với khoảng cách gần nhất, phải phun liên tục tới khi nào lửa tắt hẳn. Với đám cháy là chất lỏng phải phun trực tiếp trên bề mặt đám cháy chứ không phun xục xuống chất lỏng. payeer bank Bình cứu hỏa CO2 được đánh giá là hiệu quả dập lửa không cao với những đám cháy ngoài trời.

Quy định bình cứu hỏa trên xe ô tô sau khoảng 6 tháng sử dụng, nên đem bình đi cân kiểm tra trọng lượng, nếu trọng lượng giảm phải nạp thêm cho đầy. Những bình cứu hỏa có chất lượng tốt thì thông thường khoảng 2 năm bạn mới cần nạp thêm khí.
Đối với loại bình cứu hỏa dạng bột:
Loai bình cứu hỏa này được trang bị đồng hồ thông báo lượng bột thực tế trong bình, nếu kim đồng hồ ở vạch xanh nghĩa là bình vẫn sử dụng tốt, chạm vạch đỏ là bột đang ít dần và chạm mức vàng tức là nhiệt độ bảo quản không phù hợp hoặc đã đến thời điểm cần nạp thêm bột.

Loại bình này có giá rẻ hơn bình CO2 nhưng chỉ có thời gian sử dụng trong khoảng 1 năm. Khi sử dụng, bạn nên lắc bình để tránh bột bị vón cục.
Xem thêm : Quy định dừng đỗ xe đúng quy định-tài xế cần nắm rõ
Nên chọn và lắp đặt bình cứu hỏa như thế nào?
Nên chọn loại bình chữa cháy nào?
Thông thường trên nhãn dán của nhà sản xuất, nhập khẩu sẽ có ghi các ký hiệu như ABC hoặc BC, là thông tin về tác dụng của bình chữa cháy trên các chất liệu cháy. Trong đó A là chữa các đám cháy chất rắn như gỗ, giấy carton, nhựa, B chữa các đám cháy chất lỏng như xăng dầu, cồn, C chữa các đám cháy chất khí như: gas, LPG. Với bình chữa cháy cho ô tô thì nên chọn loại có ký hiệu ABC.

Hiện nay, trên thị trường có loại bình chữa cháy mini Foam 500ml có thể sử dụng cho xe ô tô, xe máy và nhiều phương tiện khác, kích thước nhỏ gọn giúp bảo quản và thao tác dễ dàng. Đồng thời loại bình này được thiết kế giống các loại bình xịt khác như bình xịt phòng, xịt côn trùng nên nên bình mini được xem là thiết bị phòng cháy chữa cháy hiện đại và rất dễ sử dụng, chỉ cần mở nắp và nhấp vào đầu nhỏ trên cùng bình là được.
Nên chọn vị trí đặt bình chữa cháy trên ô tô như thế nào?
Để thuận tiện cho việc sử dụng trong những trường hợp cần kíp, bạn nên để phương tiện PCCC ở gần với vị trí của tài, dễ thấy và dễ lấy, tuy nhiên nên chọn nơi không làm vướng víu các thao tác trong khi lái xe hoặc trong tầm với trẻ em để tránh được những bất trắc xảy ra. Theo đó, bạn có thể bố trí bình chữa cháy ở hốc cánh cửa xe, dưới gầm ghế, dưới chân hành khách phía trước…

Không nên để bình chữa cháy ở các vị trí như cốp xe, gầm xe, nếu không để trong cabin mà được bố trí ở bên ngoài thì nên có biện pháp che chắn để đảm bảo tuổi thọ cũng như an toàn cho bình chữa cháy trong suốt quá trình sử dụng.
Nhiệt độ thích hợp và an toàn cho bình chữa cháy theo khuyến cáo của các nhà sản xuất là từ 50 – 55 oC, nhiệt độ vượt quá “sức chịu đựng” của bình thì rất dễ dẫn đến nguy cơ cháy nổ. Do đó để đảm bảo an toàn thì bạn không nên bố trí bình ở những nơi có nhiệt độ quá cao, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như bảng táp – lô, khay để đồ dưới kính chiếu hậu hoặc cột A…
Lời kết:
Không nên sử dụng theo cách đối phó cho có chỉ với mục đích tránh được mức phạt. Khi lựa chọn nên ưu tiên những cơ sở có uy tín, và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, chọn những sản phẩm có dán tem kiểm định cơ quan chức năng, khi nhận bình phải kiểm tra kỹ hạn sử dụng ở dưới đáy bình, vòi phun, van hãm, thân bình…
Xem thêm : Vì sao cần bảo dưỡng xe ô tô định kỳ? Thời điểm nào cần đi bảo dưỡng?
Qua bài viết trên Honda Mỹ Đình mong rằng các bạn đã biết thêm về quy đinh đặt bình chữa cháy trên xe và cách chọn , đặt sao cho đúng.