QQZN4TMTBB

Những điều cần biết về thủ tục đăng kiểm xe ô tô 2022

Rate this post

Với cánh lái xe lâu năm thì việc đi đăng kiểm ôtô theo định kỳ không có gì xa lạ.Tuy nhiên, đối với nhưng với tài xế mới có thể gặp nhiều bỡ ngỡ đôi khi còn không biết thủ tục đăng kiểm là gì?. Chính vì vây, bài viết dưới đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho về đăng kiểm ô tô là gì? thủ tục đăng kiểm xe ô tô như thế nào? để bạn có sự chuẩn bị tốt cho thủ tục đăng kiểm xe của mình.

Đăng kiểm xe ô tô là gì?

Đăng kiểm xe ô tô là một hình thức do trung tâm trực thuộc Cục đăng kiểm Việt Nam kiểm định về chất lượng xe có đảm bảo chất lượng hay không để đảm bảo an toàn cho người lái và cả những người tham gia giao thông khác.Chỉ những xe đạt tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật mới được phép lưu thông trên đường phố công cộng.

Đăng kiểm ô tô là gì?
Đăng kiểm ô tô là gì?

Đây là quy trình quan trọng và bắt buộc chủ sở hữu xe phải thực hiện trước khi đăng ký xe mới hoặc đảm bảo xe được lưu thông tiếp tục dành cho việc mua lại xe cũ.

Trong quá trình đăng kiểm, sẽ có hai trường hợp:

  • Nếu đạt: Chủ sở hữu xe sẽ được cấp hoặc gia hạn giấy đăng kiểm xe trước đó để tiếp tục lưu thông.
  • Nếu không đạt: Chủ sở hữu xe bắt buộc phải hoàn thiện những lỗi chưa đạt, và đăng kiểm lại. Nếu đạt thì xe mới được cấp giấy đăng kiểm mới để tiếp tục lưu thông.

Xem thêm : Hướng dẫn làm giấy phép vào phố cấm Hà Nội đúng chuẩn

Thủ tục các bước đăng kiểm xe ô tô như thế nào?

Thông thường bên dịch vụ của đại lý bán xe sẽ hỗ trợ bạn từ khâu đóng thuế trước bạ, đăng ký cho đến giai đoạn đăng kiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp khách hàng ở tỉnh/thành phố không nằm trong khu vực hỗ trợ của đại lý vẫn có thể tự đăng kiểm lần đầu xe của mình theo các bước dưới đây.

Bước 1: Chuẩn bị thủ tục Hồ sơ:

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Theo đó, để được lăn bánh trên đường, xe ô tô phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (kiểm định) tại cơ sở đăng kiểm được Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép

Hồ sơ gồm:

  • CMND chủ xe photo 3 bản (Đem theo bản chính),
  • Hộ khẩu chủ xe Photo 3 bản (Đem theo bản chính)
  • Tờ khai công an về đăng ký xe 2 bản chính theo mẫu quy định
  • Giấy tờ xe bộ gốc (hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường )
  • Cà số khung, số máy, Tờ khai thuế trước bạ (Theo mẫu qui định),
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 bản chính.

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ trên đây thì chủ xe đưa xe đến trạm đăng kiểm được Bộ Giao Thông vận tải cấp phép, đồng thời nộp hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

  • Biên lai nộp lệ phí trước bạ (bản chính)
  • Cà số khung, số máy (Theo mẫu qui định)
  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự 1 bản chính
  • Giấy khai đăng ký xe theo mẫu quy định (bản chính)

Tại cơ quan đăng ký xe, chúng ta nộp hồ sơ và chờ cán bộ chuyên trách kiểm tra xe, đối chiếu với thông tin trong giấy đăng ký xe đã chính xác chưa? Sau đó, chúng ta sẽ nộp lệ phí đăng ký xe và phí cấp biển số. Phí này cũng sẽ dao động tùy thuộc vào địa phương (Hà Nội – 20 triệu đồng, TPHCM – 11 triệu đồng và tỉnh khác 1 triệu đồng).

Đóng xong lệ phí, chúng ta tiến hành bấm biển số tự động để hoàn tất thủ tục đăng ký và nhận giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe.

Bước 2: Đăng kiểm xe:

Sau khi có giấy hẹn đăng ký và biển số, chúng ta tiếp tục đưa xe đến Trung tâm/trạm đăng kiểm để đăng ký lưu hành cho chiếc xe mới của mình. Thủ tục cũng khá đơn giản và không mất nhiều thời gian. Hồ sơ nộp đăng kiểm xe ô tô mới gồm:

Đăng kiểm xe
Đăng kiểm xe
  • Bản chính đăng ký xe ô tô hoặc giấy tờ tương đương như: bản sao đăng ký xe có xác nhận của ngân hàng đang cầm giữ, hoặc bản sao đăng ký xe có xác nhận của tổ chức cho thuê tài chính, hoặc giấy hẹn nhận giấy đăng ký xe
  • Bản sao phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng
  • Bản chính giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe còn hiệu lực
  • Thông tin về tên đăng nhập, mật khẩu truy cập và địa chỉ trang Web quản lý thiết bị giám sát hành trình đối với xe thuộc đối tượng phải lắp thiết bị giám sát hành trình.

Sau khi nộp đủ giấy tờ, chủ xe đóng lệ phí đăng kiểm và phí bảo trì đường bộ. Sau đó chờ xe đăng kiểm xong và dán tem đăng kiểm là có thể lưu thông tự do trên đường

Mức lệ phí lệ phí đăng kiểm xe ô tô 2020:

STTLoi phương tinPhí kim định xe cơ giiL phí cp chng nhnTng tin
1Ô tô tải, đoàn ô tô (ô tô đầu kéo + sơ mi rơ mooc), có trọng tải trên 20 tấn và các loại ô tô chuyên dùng56050610
2Ô tô tải, đoàn ô tô (ô tô đầu kéo + sơ mi rơ mooc), có trọng tải trên 7 tấn đến 20 tấn và các loại máy kéo35050400
3Ô tô tải có trọng tải trên 2 tấn đến 7 tấn32050370
4Ô tô tải có trọng tải đến 2 tấn28050330
5Máy kéo bông sen, công nông và các loại vận chuyển tương tự18050230
6Rơ moóc và sơ mi rơ moóc18050230
7Ô tô khách trên 40 ghế (kể cả lái xe), xe buýt35050400
8Ô tô khách từ 25 đến 40 ghế (kể cả lái xe)32050370
9Ô tô khách từ 10 đến 24 ghế (kể cả lái xe)28050330
10Ô tô dưới 10 chỗ240100340
11Ô tô cứu thương24050290
12Kiểm định tạm thời (tính theo % giá trị phí của xe tương tự)100%70%

 

 

Mức phí bảo trì đường bộ năm 2020:

Sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc giải thể Hội đồng quản lý Qũy Bảo trì đường bộ Trung ương, Bộ GTVT đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để từ ngày 1/04/2020 quỹ vận hành theo cơ chế mới. Theo đó, mức phí tùy theo thời hạn, với xe con như sau:

Mức phí bảo tri đường bộ
Mức phí bảo tri đường bộ

Chu kỳ đăng kiểm của các phương tiện giao thông đường bộ:

Cụ thể ô tô chở người dưới 9 chỗ không kinh doanh vận tải sẽ có chu kỳ kiểm định lần đầu tiên là 30 tháng. Các mốc tiếp theo được tính cụ thể như sau: Xe sản xuất dưới 7 năm có chu kỳ kiểm định là 18 tháng, những xe sản xuất từ 7 năm đến 12 năm có chu kỳ là 12 tháng và những xe sản xuất trên 12 năm có chu kỳ kiểm định là 6 tháng.

Đối với xe chở người dưới 9 chỗ có kinh doanh vận tải và ô tô chở người các loại trên 9 chỗ sẽ được chia ra thành 2 loại. Đối với các phương tiện kể trên chưa cải tạo sẽ có chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 18 tháng và chu kỳ kế tiếp sẽ là 6 tháng/lần.

Chu kỳ đăng kiểm được quy định trong thông tư của Bộ Giao Thông Vận Tải
Chu kỳ đăng kiểm được quy định trong thông tư của Bộ Giao Thông Vận Tải

Còn đối với các xe kể trên đã tiến hành cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hoặc thay đổi hệ thống lái, phanh, treo và truyền lực sẽ có chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 12 tháng và tiếp theo cũng sẽ là 6 tháng/ lần.

Ngoài ra ô tô chở người các loại trên 9 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên; ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên sẽ có chu kỳ đăng kiểm ngắn nhất là 3 tháng/lần.

Xem thêm : Mẹo vặt xe hơi, những mẹo hay khi sử dụng ô tô

Chậm đăng kiểm có bị phạt? và nếu bị phạt thì bao nhiêu?

Câu trả lời là theo quy định hiện hành, ôtô khi ra đường bắt buộc phải có tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực; và bất cứ trường hợp nào, dù chỉ chậm một ngày, cũng đã bị xử phạt rất nặng, với số tiền lên đến hàng triệu đồng kèm các hình phạt bổ sung khác. Chính vì vậy, không nên quên đi đăng kiểm ô tô. Vì mức phạt khi chậm đăng kiểm ô tô thuộc vào khung nặng nhất.

Chậm đăng kiểm có bị phạt
Chậm đăng kiểm có bị phạt

Dưới đây là mức phạt dành cho các trường hợp:

Mức phạt ô tô quá hạn đăng kiểm dành cho người lái:

Theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 16 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì mức phạt như sau:

  • Với ô tô hết hạn đăng kiểm dưới 1 tháng: Phạt từ 2-3 triệu đồng
  • Với ô tô hết hạn đăng kiểm trên 1 tháng: Phạt từ 4-6 triệu đồng

Ngoài ra, người điều khiển xe hết hạn đăng kiểm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng, theo điểm a khoản 6 Điều 16 của Nghị định trên.

Mức phạt ô tô quá hạn đăng kiểm áp dụng với chủ xe:

Theo điểm b khoản 8 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, xe ô tô quá hạn đăng kiểm dưới 01 tháng vẫn tham gia giao thông, chủ xe phải chịu phạt, cụ thể như sau:

  • Với chủ phương tiện là cá nhân: Phạt từ 4 – 6 triệu đồng
  • Với chủ phương tiện là tổ chức: Phạt từ 8 – 12 triệu đồng

Theo điểm c khoản 9 Điều 30 Nghị định nêu trên, mức phạt trong trường hợp ô tô quá hạn đăng kiểm từ 01 tháng trở lên đối với chủ xe như sau:

  • Với chủ phương tiện là cá nhân: Phạt từ 6 – 8 triệu đồng
  • Với chủ phương tiện là tổ chức: Phạt từ 12 – 16 triệu đồng.

Những việc nên làm trước khi đi đăng kiểm xe ô tô:

Để giúp việc đăng kiểm nhanh chóng và thuận lợi hơn, bạn nên:

  • Lau sạch biển số trước sau để giúp nhân viên đăng kiểm dễ dàng kiểm tra.
  • Lau sạch số máy và số khung, kiểm tra các số có bị mờ không.
  • Mở cabin kiểm tra mức nước làm mát động cơ cao hay thấp, nước rửa kính, dầu phanh, dầu trợ lực của xe và quan sát dấu hiệu khác trong khoang động cơ, nếu cần thì thay thế hoặc thêm vào dung dịch cho phù hợp.
  • Kiểm tra nội – ngoại thất xem có bộ phần nào cần thay thế hoặc chỉnh sửa.
  • Kiểm tra phần gạt nước và phần phun nước xem có dấu hiệu gì bất thường không, hãy sử dụng thử để xem tình trạng hoạt động của nó.
  • Sử dụng dụng cụ đo áp suất lốp để căn chỉnh và tạo mức áp suất lốp phù hợp, không quên kiểm tra kỹ bánh xe, đảm bảo bánh xe không có dấu hiệu lệch. Bên cạnh đó hãy kiểm tra xem đèn xe có vấn đề gì hay không.

Quy trình kiểm định ôtô chia làm 5 công đoạn gồm: kiểm tra tổng quát xe; kiểm tra phần trên của xe; kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng, phanh xe; kiểm tra tiêu chuẩn môi trường (khí xả); kiểm tra phần dưới của xe.

Mỗi công đoạn được chia ra nhiều hạng mục nhỏ để kiểm tra, tổng cộng có khoảng 56 hạng mục (các loại xe khác nhau có số hạng mục kiểm tra khác nhau). Chủ xe có thể tự kiểm định một số hạng mục cần thiết trên chiếc xe của mình để tiết kiệm thời gian và đảm bảo quá trình đăng kiểm diễn ra thuận lợi.

Xem thêm : Tổng hợp những kinh nghiệm sử dụng điều hòa tiết kiệm xăng cho xe

Bài viết trên là một số kiến thức về đăng kiểm mà Honda Mỹ Đình đưa ra mong bạn có thể củng cố thêm kiến thức cho riêng bản thân.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0333088889
Contact