QQZN4TMTBB

Những điều nên làm khi lái xe ô tô qua hầm chui đường bộ

Rate this post

Hầm chui đường bộ (hầm giao thông) là một hạng mục công trình giao thông ngầm với mục đích tạo đường vượt địa hình bằng cách chui qua nó. Ở Việt Nam, các hầm đường bộ xuất hiện càng nhiều hơn như hầm Thủ Thiêm (hầm chui sông Sài Gòn), hầm Kim Liên (hầm chui qua đường), hầm Hải Vân (hầm xuyên núi),… Bởi với xã hội càng phát triển thì cơ sở hạ tầng cũng sẽ càng được cải thiện để thuận tiện cho di chuyển.

Do là một hạng mục công trình giao thông đặc thù nên khi lưu thông qua đây, người lái cần phải tuân thủ các quy tắc an toàn cần thiết. Hiện nay trong pháp Luật Giao thông đường bộ mới nhất của Việt Nam cũng có những quy định cụ thể để tham gia giao thông trong hầm đường bộ.

Xem thêm : Những bệnh nghề nghiệp của các tài xế thường bị mắc

Những điều nên làm khi lái xe qua hầm.

Những điều cần làm khi điều khiển xe qua hầm chui
Những điều cần làm khi điều khiển xe qua hầm chui

Chạy đúng tốc độ theo quy định

Việc đầu tiên khi xuống dốc vào hầm chui là cần ổn định tốc độ, không nên tăng vọt ga hay đột ngột giảm tốc. Khi vào trong hầm cần đảm bảo chạy đúng tốc độ giới hạn cho phép.

Biển báo tốc độ thường được đặt ở 2 phía cửa hầm, quy định giới hạn tốc độ cho từng làn đường. Người lái cần tuân thủ và điều khiển xe di chuyển đúng tốc độ quy định. Thông thường, tốc độ tối đa của ô tô khi ở trong hầm chui là 60 km/h, tốc độ tối thiểu là 30 km/h.

Bật đèn chiếu sáng

Đi qua hầm nên bật đèn Cos
Đi qua hầm nên bật đèn Cos

Tuy rằng trong đường hầm có trang bị hệ thống đèn chiếu sáng và luôn được bật. Nhưng với đó vẫn là chưa đủ ánh sáng để xử lý các thông tin giao thông. Vì vậy, khi vào hầm chui, người lái nên thao tác bật đèn xe, nhưng nên nhớ tránh bật đèn pha. Đèn pha là đèn chiếu xa, trong hầm không gian nhỏ nên chắc chắn người đi ngược phái sẽ bị chói, không nhìn thấy đường phía trước, dễ gây tai nạn, xảy ra va chạm.

Giữ khoảng cách an toàn

Trong hầm chui thường sẽ chỉ có 2 làn xe, một khi va chạm rất dễ gây thành tai nạn liên hoàn. Vì vậy, xe ô tô di chuyển trong hầm chui cần căn khoảng cách an toàn với xe phía trước và tuân thủ (Thông thường khoảng cách theo quy định là 30m). Điều này góp phần giúp người lái có thể xử lý kịp nếu xảy ra tình huống bất ngờ như xe phía trước gặp tai nạn hay đột ngột phanh gấp.

Không bấm còi xe

Ở trong hầm chui, âm thanh thường được khuếch đại lên rất lớn. Nếu bấm còi thì tiếng sẽ to và ồn hơn bình thường. Do đó, người lái không được sử dụng còi xe khi tham lưu thông qua hầm. Trong trường hợp muốn báo hiệu cho xe khác có thể chọn cách dùng đèn.

Không vượt, dừng đỗ, quay đầu, đi lùi

Theo quy định luật giao thông, trong hầm đường bộ người lái xe ô tô không được phép vượt, dừng đỗ, quay đầu hay đi lùi,… khi lưu thông trong hầm đường bộ. Trong trường hợp dừng khẩn cấp cần phải ra tín hiệu thông báo trong khoảng cách những xe khác có thể biết được.

Đi qua hầm chui được bật đèn gì?

Đây là câu hỏi không ít người thắc mắc. Theo quy định, khi lưu thông tại hầm đường bộ, xe ô tô bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng gần (hay còn gọi là đèn cốt hay đèn cos).

Không ít trường hợp nhầm lẫn cho rằng có thể bật đèn định vị ban ngày (còn gọi là đèn mí) hay đèn sương mù (còn gọi là đèn gầm) thay thế. Điều này hoàn toàn sai bởi hai loại đèn này không cung cấp ánh sáng tốt như đèn chiếu sáng gần. Nếu qua hầm dù bật đèn định vị, đèn sương mù mà không bật đèn cốt cũng sẽ vi phạm và bị phạt. Còn đèn pha thì như ở trên, tuyệt đối không nên bật.

Mức xử phạt khi vi phạm trong hầm đường bộ

Mức xử phạt khi vi phạm luật đi qua hầm đường bộ
Mức xử phạt khi vi phạm luật đi qua hầm đường bộ

Theo quy định của luật tham gia giao thông trong hầm chui đường bộ, mức xử phạt các lỗi vi phạm của người điều khiển ô tô tham gia giao thông như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng với các lỗi:

  • Dừng, đỗ xe sai quy định trong hầm
  • Lỗi lùi, quay đầu xe ở trong hầm
  • Vượt xe trong hầm chui không đúng quy định

Phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe ô tô từ 2 – 4 tháng với các lỗi:

  • Lỗi lưu thông trong hầm mà không bật đèn chiếu sáng gần

Xem thêm : Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc, xuống dốc trên ô tô là gì?

Trên đây là những điều nên làm khi lái xe ô tô qua hầm chui đường bộ ở Việt Nam. Mong rằng bài viết của Honda Ô tô Mỹ Đình có ích với các bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Liên hệ